3 Bước đọc nhanh Báo cáo tài chính
Nhân một ngày đầu óc “ngáo” vì mới làm quả vaccin liều 2 hồi chiều nên mạn phép copywriting 1 bài mà mình đã từng viết, chủ đề lần này: 3 bước để bạn luộc báo cáo tài chính nhanh như pha một tô mì vậy. Bắt đầu thôi nào!
Bước 1: Muốn “chạy nhanh” thì phải “biết đi” cái đã.
Nghe như đấm vào tai vậy, nói cái câu mà củ trỏ cũng biết. Ấy vậy mà vẫn có rất nhiều người mắc sai lầm đầu tiên này. Bạn ấy không hiểu gì về các khoản mục trên BCTC mà cứ muốn đọc nhanh BCTC, kiểu như không biết lái xe mà vẫn muốn làm huyền thoại Lewis Hamilton vậy. Sống ảo lòi ra.
Bước này không dễ nhai, tuy nhiên may mắn là bạn có 3 sự trợ giúp:
(1) Mua sách về báo cáo tài chính, Tiki đầy, mùa dịch đói kém anh em Tiki sẵn sàng trợ giúp bạn bất cứ khi nào bạn cần, gợi ý thêm là cách này chống chỉ định với những anh em lười.
(2) Đọc bài viết của những người có chuyên môn. Thứ bạn đọc đôi khi chỉ là vài dòng chữ nhưng bên trong nó là kiến thức và kinh nghiệm của hàng chục năm săm soi, suy ngẫm đến bạc tóc. Vừa Free, vừa ngon bổ, thế mà vẫn có “bố” canh me chửi những người hay chia sẻ kiến thức, đúng là chổng mông vào “văn hoá”.
(3) Tham gia các khóa học về đọc hiểu báo cáo tài chính, tuyệt đối chọn mấy ông nào đứng lớp có năng lực tí. Trên thị trường không thiếu khóa học, tuy nhiên Lý Thông thì ít mà Thạch Sanh thì nhiều. Bộ lọc cơ bản: Cứ ông nào dạy kiến thức học phí 3-5 triệu thì học, trên mốc 5 triệu tốt nhất là bái bai. Ở đời kiến thức thì rẻ rúm, “bí kíp làm giàu nhanh” thì nó đắt hơn cắt cổ.
Túm cái váy lại thì nếu bạn không biết Đầu tư tài chính ghi nhận thế nào, Tài sản dở dang mổ xẻ làm sao, Dòng tiền thế nào là tốt xấu,…. Vậy thì lo mà bổ xung kiến thức. Có nó chưa chắc bạn đã kiếm được tiền, nhưng nếu không có nó thì 99.99% mất tiền.
Bước 2: Xác định “chỗ ngứa” cần xử lý.
Nhiều người đọc BCTC cứ cắm đầu rà từ A-Z. Riêng khoản này thì đừng nghe lời Warren Buffett, thời ổng khởi nghiệp thì làm gì đã có 4.0 như cánh mình bây giờ. Để đọc nhanh và chuẩn, hãy áp dụng quy luật của các cụ là “gãi đúng chỗ ngứa”, ở tây người ta gọi mĩ miều là quy luật 80:20.
Vậy làm sao bạn biết chỗ nào là “chỗ ngứa” của một cổ phiếu. Cái này thì không khó, cứ xử lý xong 3 câu hỏi này là ra:
[Câu hỏi 1] – Cổ phiếu bạn tìm hiểu thuộc dạng cổ phiếu nào?: Tăng trưởng dài hạn, giá trị hay lướt sóng? Với cổ phiếu tăng trưởng dài hạn thì tập trung xử lý Dupont và dòng tiền, những thứ khác chỉ là điều kiện đủ. Ông nào Dupont đẹp thì phần nhiều đã sở hữu lợi thế cạnh tranh đủ lớn và đang kinh doanh trong một thị trường hấp dẫn. Với cổ phiếu giá trị thì quên Dupont đi, quên doanh thu lợi nhuận đi. Chỉ tập trung vào 2 thứ, chất lượng tài sản ròng (với phương pháp Net net) và dòng tiền (với phương pháp chiết khấu). Còn đối với cổ phiếu lướt sóng thì đọc cái gì? Cứ cái gì có khả năng làm công ty đột phá hoặc chết tắc tử thì ta đọc.
[Câu hỏi 2] – Công ty bạn đang đọc kinh doanh theo mô hình gì? Holdings, Sản xuất, dịch vụ hay thương mại. Hãy nhớ là tồn kho và phải thu lớn là xấu hay tốt thì còn tùy mô hình, tuỳ chu kỳ thị trường. Dòng tiền âm là tốt hay xấu cũng còn tùy mô giai đoạn phát triển. Và tỷ trọng lợi nhuận tài chính nhiều là tốt hay xấu cũng còn tùy mô hình kiếm toenef. Nhiều người ghét PNJ, MWG và các công ty phân phối vì tồn kho ngập mặt và dòng tiền yếu, nhưng bạn phải hiểu rằng khi nào tồn kho tụi này ngừng tăng và dòng tiền kinh doanh trở lên mạnh mẽ sẽ là tin buồn với cổ đông của 2 ông này. Hay như tình huống của VEA và REE, nếu bạn cứ quá định kiến với những công ty không có nhiều lơi nhuận đến từ sản xuất thì bạn đã hiểu sai và bỏ lỡ mất 2 cơ hội rất hấp dẫn này rồi.
[Câu hỏi 3] – Nếu bạn không biết cổ phiếu mình đang xem là dạng cổ phiếu nào, cơ hội ở đâu, mô hình kinh doanh là gì thì cứ “to” hoặc “đang to” mà quất. Bí quyết chính ở đây là chỉ tập trung 3 thằng to nhất, đừng tham. Bạn để nhiều tài sản ở đâu, tương lai tài chính của bạn ở đó, công ty cũng thế, họ để nhiều tài sản ở đâu, gần như đó sẽ là thứ quyết định điểm đột phá hay điểm chí tử của công ty trong tương lai. Tất nhiên đừng bao giờ quên ngó qua xem công ty dùng dòng tiền gì để tài trợ cho những khoản đầu tư đó. Cái chết của HAG, HVG,.. và cả anh Evergrande bên Tung Của đang hót hòn họt cũng là vì cái tội này mà ra.
Okie rồi, mình tin rằng nếu bạn chịu khó xác định được “chỗ ngứa” và tập trung vào đúng “chỗ ngữa”, hãy nhớ là đúng chỗ ngữa, thì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được ít nhất 80% thời gian cho việc đọc báo cáo tài chính. Nghe thì Hư Trúc nhưng lại rất Mộ Dung Phục. Ông nào đi tán gái mà gãi đúng chỗ ngứa thì ăn tiền chứ gãi sai là xác định chỉ có ăn “bốp”. Vậy cho nên chịu khó “tìm đúng chỗ ngứa trước khi gãi”
Còn 1 cái nữa: Nhìn ra cơ hội thì dễ, vạch rõ rủi ro mới là khó. Vậy cho nên đừng quên rèn luyện kỹ năng kiểm soát rủi ro trong mỗi góc nhìn phân tích. Về khâu rà rủi ro này thì mình có không dưới 3 bài viết về chủ đề này, trong đó bài https://tranbau.com/10-dau-hieu-bao-truoc-su-sup-o-cua/ mình nghĩ là sát sườn nhất, còn lại các bạn đọc tag “gian lận tài chính” sẽ thấy cả mớ bài.
Bước 3: Phân loại và ghi chú cho cổ phiếu đã đọc
Đây là thói quen sống còn để đọc nhanh BCTC khi mà số lượng cổ cánh trên 3 sàn giờ đã lên tới gần 1,700 rồi. Nhiều lúc luộn xong thằng XXX thì quên lý mất thằng AAA nó có gì rồi, vậy cho nên phải ghi chú và phân loại lại mới nhớ được.
Trong suốt sự nghiệp “nhìn số đoán giá” của mình hàng chục năm qua, mình luôn chia những doanh nghiệp đã đọc ra làm 3 nhóm. Nhóm đầu tiên mình tên là “Đáng đọc – Có cơ hội đầu tư”. Nhóm thứ hai là “Đáng đọc – Chưa có cơ hội đầu tư”. Nhóm thứ ba “Hàng rác – Tuyệt đối tránh xa”. Trong tương lai có đọc lại về một cổ nào đó thì mình cứ xem nó thuộc danh mục nào rồi mới chiến tiếp, nếu nó nằm trong hộp thứ 3 thì khỏi đọc, mất thời gian. Họ nhà Luois Đại Đế mà có cơ hội đầu tư tăng trưởng và giá trị trong tương lai thì mình xin hứa sẽ “rửa chén cho vợ 1 năm”. Đàn ông nói là làm, không như Mr.Đàm. Chân thành!
Nhìn chung là cứ làm 3 bước này, việc đọc báo cáo tài chính của bạn sẽ tiến triển rất nhanh và hiệu quả, trong giấc mơ của mình luôn là như thế :3 . Với hàng ngàn báo cáo tài chính ngoài kia mà bạn không đọc nhanh được thì cũng phê phết đấy. Vậy cho nên, hãy bước …. từng bước một.
Còn 1 “tuyệt chiêu” cuối cùng nữa định không nói nhưng phải nói cho đủ target được giao :>. Đó chính là: ….. Đầu tư mà không có “vũ khí” hỗ trợ thì khác gì đi cày mà không có trâu.
3 vũ khí lợi hại nhất giúp mọi người có thể đọc nhanh báo cáo tài chính đó là: (1) Bộ lọc cổ phiếu chuyên sâu giúp bạn lọc nhanh những cổ phiếu cần đọc, thay vì ngồi đọc từ A đến Z. (2) Hệ thống trực quan hoá dữ liệu tài chính theo tuỳ biến cá nhân, giúp bạn tạo và lưu lại những biểu đồ phân tích theo ý mình. Mình chắc chắn với các bạn 1 điều, nhìn biểu đồ sẽ cho bạn cái nhìn nhanh và chuẩn xác hơn rất rất nhiều so với việc bơi trong hàng ngàn con số với hàng chục năm/quý là ít. (3) Trang tổng hợp tất cả những báo cáo phân tích mới nhất từ các CTCK. Sure rằng đây là nguồn giúp các bạn lấy được thông tin chuyên sâu, độc lạ và chuẩn xác nhất từ những con người có thể nói là am hiểu doanh nghiệp nhất.
Cả 3 vũ khí này thì tại Việt Nam chỉ có 1 đơn vị làm tốt nhất, đó chính là Wichart.vn – Hệ thống truy xuất và trực quan hoá dữ liệu tài chính số 1 Việt Nam. Bạn nào biết đơn vị nào mạnh hơn WiChart về 3 vũ khí này thì xin mạnh dạn phát biểu quan điểm!
Nhiều bạn đầu tư chứng khoán vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, giá nhảy 1 phát bay vài cái iphone 13 nhưng nhất định không chịu chi ra vài triệu/năm để mua vũ khí mạnh với hệ thống dữ liệu nhanh và chuẩn xác. Cắn răng sài dữ liệu Free, thiếu độ chuẩn xác, đúng sai còn tuỳ “ý trời”. Mình nghĩ: đến thời gian và mồ hôi của mình còn chưa định giá chuẩn xác thì định giá cổ phiếu làm sao?