Unsual Easing
Theo chú Giang chia sẻ thì trước đây Willem Buiter có đưa ra 2 định nghĩa về easing không bình thường, mình thấy rất tâm đắc nên shortnote lại:
Quantitative Easing (Nới lỏng định lượng): Là khi ngân hàng trung ương mua vào các giấy tờ có giá (trái phiếu, MBS, …) từ đó làm tăng base money (lượng tiền cơ sở) đồng thời làm giảm lãi suất dài hạn. Balance sheet của NHTW cũng sẽ tăng lên tương ứng. Đây là hình thức easing mà NHTW Mỹ – Fed đã sử dụng trong các gói QE1 – 300 tỷ, QE2 – 600 tỷ, QE3 – 45 tỷ USD/tháng và cả QE4 – không giới hạn mới công bố hôm 23/03, nó cũng là cách mà BOJ, ECB đang sử dụng.
Qualitative Easing (Nới lỏng định tính): Là khi ngân hàng trung ương không thay đổi kích cỡ của balance sheet nhưng thay đổi cấu trúc của nó. Thường là mua vào các loại chứng khoán không thanh khoản và có rủi ro cao đồng thời bán ra trái phiếu chính phủ như cách Fed đã làm qua TSLF, mục đích là tránh bẫy suy kiệt tín dụng. Hoặc họ có thể mua trái phiếu kỳ hạn dài và bán ra trái phiếu kỳ hạn ngắn với quy mô tương đương, mục đích là vuốt lại đường cong lợi suất. Đây chính là gói Operation Twist – 667 tỷ $ mà Fed đã sử dụng trong năm 2011-2012 hay cách họ đã làm năm 1961-1965.
Như vậy ngoài Easing bình thường qua OMO, tái cấp vốn, tái chiết khấu thì chúng ta có 2 loại Easing bất thường trên. Tính đến thời điểm hiện tại Fed đã sài hết cả 3 kiểu, hy vọng trong đợt khủng hoảng Covid này chúng ta không thêm một định nghĩa Easing mới nào.