Vẽ Lại quy trình “làm giá” một cổ phiếu
Khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư chuyên nghiệp thường nhìn vào nền tảng hoạt động của công ty, từ đó kỳ vọng dòng tiền tạo ra trong tương lai tăng trưởng sẽ tác động làm tăng giá cổ phiếu. Thế nhưng, những điều này gần như nằm ngoài “vọng tròn quan tâm” của nhà đầu tư nhỏ lẻ và đôi khi là cả đội ngũ môi giới.
Trong thị trường chứng khoán, các biện pháp thao tác khống chế có thể nói là rất đa dạng. Việc các “tổ lái” chọn hình thức nào nhìn chung được quyết định bởi nhiều yếu tố, đôi khi do tính chất của từng doanh nghiệp, đôi khi do cá tính và trình độ của người thao tác cũng tạo ra biện pháp khống chế khác nhau, đôi khi những giai đoạn thị trường khác nhau cũng cần những “chiều thức” khác nhau.
Chính vì thế có thể nói là để hiểu hết được các chiều bài làm gía thì quả thức là một việc vô cùng khó khăn. Trong khuân khổ bài viết này chỉ xin giới thiệu đôi điều về chiêu thức làm giá phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
Bước 1: Chọn cổ phiếu.
Cổ phiếu phải đạt một số các yêu cầu nhất định về tính chất kinh doanh, ban lãnh đạo, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi bên ngoài (Free-Float) và thanh khoản giao dịch. Nhìn chung một doanh nghiệp hội tụ đủ những yêu cầu dưới đây sẽ là một “miếng mồi ngon” đối với tổ lái:
Ban lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn tới công ty nhưng ưa thích tác động giá cổ phiếu
Có thông tin tốt hỗ trợ đột biến trong tưởng lai ở kết quả kinh doanh hay dự án lớn
Khối lượng giao dịch hàng ngày thấp và ít được mọi người chú ý, tỷ lệ Free Float càng thấp càng tốt.
Vấn đề mấu chốt ở đây là phải được sự “đồng lòng” của ban lãnh đạo công ty đó.
Bước 2: Gom hàng hoặc mượn hàng.
Thỏa thuận với ban lãnh đạo công ty và các cá mập (các đại gia chứng khoán hoặc các tổ chức đang nắm giữ lượng lớn cổ phiếu). Song song với đó khởi tạo một mạng lưới nhà đầu tư “chân rết” với tiềm lực tài chính lớn sẵn sang ăn theo khi “tổ lái” phát động.
Nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong công tác phối hợp là đưa ra thông tin khi đội lái yêu cầu và không được giao dịch lượng lớn cổ phiếu nếu chưa đến thời điểm cho phép. Sẵn sàng chuyển nhượng hoặc cho tổ lái “mượn tạm” một lượng cổ phiếu để đội lái có vũ khí trong tay chủ động kiểm soát cung cầu.
Cá mập cũng sẽ được chia phần nếu đảm bảo thỏa thuận giá bán có lợi cả đôi bên, cam kết không xả hàng vào thời điểm đội lái đẩy giá lên hay mua vào khi đội lái đè giá xuống. Nhà đầu tư “chân rết” cũng sẽ được hưởng thành quả nếu đồng lòng phối hợp cùng đội lái để tham gia đẩy giá cổ phiếu.
Bước 3: Đẩy giá giai đoạn đầu
Biểu hiện của việc đẩy giá “giai đoạn đầu” có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn, dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường. Nhà đầu tư nhỏ lẻ đang cầm cổ lúc này chưa thể hiểu chuyện gì đang xảy ra nhưng với lượng mua chất quá khủng, họ sẽ không bán một cổ vì kỳ vọng sẽ còn những phiên như thế.
Nhà đầu tư chưa cầm cổ phiếu thì sẽ không thể mua nổi bởi giá trần liên tục ngay từ đầu phiên và không ai bán. Khối lượng giao dịch thành công trong các phiên “đánh thốc” là rất thấp.
Giá sau đó sẽ được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần, khi đạt đến mức giá phù hợp đội lái sẽ tạo nền giá tích lũy ở đó và bắt đầu tung thông tin lên truyền thông một cách nhẹ nhàng (kể cả chính thống và phi chính thống). Mức giá phù hợp trong giai đoạn này được quyết định phần lớn bởi kế hoạch ban đầu sau khi điều chỉnh tình hình thị trường và lượng cung cầu thực tế giao dịch mà đội lái thống kê.
Bước 4: Đẩy giá thứ cấp
Sau giai đoạn tích lũy hoặc điều chỉnh để tạo nền giá “ban đầu”, kế đến sẽ là giai đoạn trọng yếu trong quá trình làm giá đó chính là “đẩy giá thứ cấp”.
Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch sẽ phải tốt dần lên qua các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mạnh nhưng không tăng trần liên tiếp. Giá biến động mạnh mẽ trong các phiên giao dịch để kéo nhà đầu tư mới vào chứ không dư mua áp đảo như giai đoạn trước đó.
Giai đoạn này khối lượng sẽ càng ngày càng nhiều và thông tin trên truyền thông về cổ phiếu sẽ dày đặc, báo chí thường xuyên nhắc đến cơ hội đầu tư ở cổ phiếu này, tình hình kinh doanh cũng thể hiện sự đột biến, cổ phiếu cũng nhanh chóng trở thành tâm điểm của các diễn đàn như F319, F189,…..
Bước 5: Xả hàng (phân phối)
Sau quá trình đẩy giá, đội lái sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá khác nhau theo kế hoạch đã được lập sẵn. Đến đây sẽ có nhiều hình thức xả hàng, có thể là “xả hàng giá trần” bằng cách đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần, lệnh khớp liên tục và giá tăng nhanh chóng. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, đội lái sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra, với số lượng bán lớn hơn nhiều số lượng đặt mua.
Cách thức thứ hai thường xuyên được sử dụng là “xả hàng giá sàn”. Ngược lại với cách bên trên là giá sẽ đột ngột bị bán mạnh và thiết lập mức giá sàn, thông tin tốt lúc đó liên tục ra và lượng mua giá sàn “ảo” sẽ liên tục được đổ vào. Nhà đầu tư lúc này sẽ nhanh chóng bị vướng và cạm bẫy “bắt đáy” đã được thiết lập sẵn.
Cách thức cuối cùng được đề cập có phần táo bạo nhất là “xả hàng tổ chức”. Trong cách thức này đối tượng để đội lái phân phối hàng không phải là các nhà đầu tư nhỏ lẻ mà chính là nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, các quỹ đầu tư, quỹ ETF,…. Cách thức này thường được áp dụng với những doanh nghiệp có quy mô lớn và câu chuyện “làm giá” dài hơi.
Nhìn chung giai đoạn phân phối sẽ là giai đoạn cổ phiếu có khối lượng giao dịch cực khủng, mức độ biến động trong phiên lớn và thông tin về doanh nghiệp thì gần như ngập tràn trên các phương tiện truyền thông. Với mức giá tăng nhanh và giảm cũng đột ngột, báo chí nhắc đến thường xuyên và thanh khoản ngày càng tăng thì thật khó để nhà đầu tư nhỏ lẻ với “máu cờ bạc” không bị cuốn vào vọng xoáy này.
Khi việc phân phối hay xả hàng đã hoàn tất, hầu hết số lượng cổ phiếu đã được sang tay nhà đầu tư bên ngoài, đội lái sẽ không tiến hành mua lại nữa và đôi khi là quay trở lại đạp “thẳng tay”, giá cổ phiếu cũng sẽ nhanh chóng giảm mạnh. Các nhà đầu tư đã chót mua ở vùng giá đỉnh sẽ thiệt hại rất nặng nề và khi giá về vùng thấp đội lái lại “túc tắc” gòm hàng để tất toàn trạng thái tài khoản.
Nhìn một cách khách quan thì những hoạt động của đội lái về việc thao túng giá cổ phiếu cũng có những tác động nhất định đến sự hưng phấn, tạo thanh khoản cũng như giúp cho thị trường ngày càng sôi động hơn. Tuy nhiên không vì thế mà đội lái được đón nhận, bởi sau quá trình tăng giá phi mã của những cổ phiếu làm giá thì đâu đó chúng ta thấy được sự mất mát đau đớn của rất nhiều nhà đầu tư đã chót tin và chót mua theo đội lái.